Giải đáp: Vết thương hở có nên ăn trứng không

Giải đáp: Vết thương hở có nên ăn trứng không

Nếu cơ thể bạn xuất hiện một vết thương hở, thì có lẽ điều bạn mong muốn nhiều nhất là vết thương mau lành và không để lại sẹo. Vậy bạn đã biết vết thương hở có nên ăn trứng không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này nhé.

Vết thương hở là gì?

Trước tiên, bạn cần biết được như thế nào là vết thương hở. Vết thương hở là một chấn thương mà da bị rách, thủng, bong tróc,… Các vết thương hở thường sẽ chảy máu, sưng, tẩy đỏ. Bề mặt da chỗ bị thương sẽ có cảm giác đau và khó chịu.

Bạn hoàn toàn có thể chăm sóc vết thương hở tại nhà. Nhưng với những vết thương lớn, rộng, sâu và ra nhiều máu, thì bạn nên đến các cơ sở y tế để xử lý, tránh để nhiễm trùng gây nguy hiểm.

Vết thương hở có nên ăn trứng không?

Theo kinh nghiệm thực tế từ xa xưa đến nay, khi có vết thương hở không nên ăn trứng. Bởi ăn trứng sẽ khiến cho vết thương khi liền sẽ mất thẩm mỹ hoặc để lại sẹo lồi.

Lòng trắng trứng chiếm 60% lượng protein của cả quả trứng. Thành phần protein lại có tác dụng kích thích sự sản sinh của các sợi collagen và elastin đứt gãy. Ngoài ra, protein còn thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành và nhanh tạo ra non. Song nếu dung nạp quá nhiều protein sẽ dễ tạo sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ.

Còn lòng đỏ của trứng lại rất tốt trong việc hồi phục vết thương. Lòng đỏ sẽ kích thích sự sản sinh mô và tế bào mới. Đồng thời, nó cũng hạn chế tình trạng nhiễm trùng nhờ lượng kẽm cao.

Song để đảm bảo vết thương nhanh lành, không để lại sẹo và vẫn giữ được tính thẩm mỹ chung, bạn nên kiêng trứng. Cho dù cơ địa của bạn có dễ hình thành sẹo lồi hay không. Trứng ở đây bao gồm tất cả các loại trứng. Đây là câu trả lời cho câu hỏi vết thương hở có nên ăn trứng không.

Thành phần lòng trắng trứng giàu protein nên thúc đẩy nhanh lành vết thương nhưng cũng dễ hình thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ
Thành phần lòng trắng trứng giàu protein nên thúc đẩy nhanh lành vết thương nhưng cũng dễ hình thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ

Những thực phẩm không nên ăn khi có vết thương hở

Vết thương hở có nên ăn trứng không chắc hẳn bạn đã rõ. Ngoài ra thì còn cần phải kiêng cữ các thực phẩm sau:

  • Rau muống: Rau muống là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trong đông y, loại rau này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải độc và kích thích sinh ra non. Song với người có vết thương hở thì không nên ăn rau muống. Bởi loại rau này thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới và collagen mạnh mẽ. Nếu sử dụng rau muống, thì sẽ dễ khiến vết thương tạo sẹo lồi
  • Thịt bò: Thịt bò được biết đến là một thực phẩm rất giàu dưỡng chất và có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Song nếu vết thương đang lên da non, thì bạn không nên ăn thịt bò. Bởi khi ăn thịt bò, vết thương khi lành sẽ sậm màu.
  • Thịt gà: Theo kinh nghiệm của mọi người cho biết, người có vết thương hở cũng nên kiêng thịt gà. Bởi thịt gà sẽ làm cho vết thương lâu lành và tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Đồ nếp: Loại thực phẩm này có tính nóng, khi ăn sẽ làm cho vết thương xuất hiện tình trạng bưng mủ. Điều này sẽ rất dễ khiến vết thương có sẹo và lâu lành hơn.
  • Hải sản: Vết thương khi đang trong quá trình lành sẽ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Trong khi đó, hải sản thuộc nhóm thực phẩm có tỷ lệ dị ứng cao. Nếu ăn hải sản khi vết thương chưa liền sẽ dễ gây ngứa ngáy, viêm nhiễm.
  • Thịt chó: Đây cũng là một thực phẩm theo Đông y là có tính nóng và không tốt cho người có vết thương hở. Khi da đang lên da non, nếu ăn thịt chó sẽ dễ tạo sẹo lồi do phần da mới ra cứng và sần.
  • Đồ cay nóng: Đây cũng là thực phẩm mà người có vết thương hở cũng nên kiêng. Nhóm thực phẩm này dễ khiến cho vết thương bưng mủ và lâu lành.

Nên kiêng các thực phẩm trong bao lâu?

Vết thương hở có nên ăn trứng không đã được trả lời. Vậy không nên ăn trứng và các thực phẩm không tốt ở trên trong bao lâu?

Thời gian vết thương hở lành lại khá dài. Vết thương cần được cầm máu, sau đó giảm sưng tấy rồi mới dần khép miệng lại. Tùy theo tình trạng của vết thương, cơ địa và sức khỏe của từng người mà thời gian hồi phục là khác nhau.

Thông thường, thời gian vết thương lành lại là khoảng 1 – 3 tuần. Vết các vết thương hở nhỏ hơn, thì có thể 1 tuần đã liền lại. Còn với trường hợp vết thương cho phẩu thuật thẩm mỹ hoặc mổ chữa bệnh, thì thời gian hồi phục cũng cỡ 3 tuần.

Do đó, bạn cần kiêng các thực phẩm trên ít nhất 1 tuần với các vết thương nhẹ, vết thương nặng kiêng tốt nhất 3 tuần. Hoặc bạn có thể chờ đến khi vết thương hết sưng và đau là có thể sử dụng.

Nên kiêng cả những đồ nếp vì khiến cho người có vết thương hở dễ bị đau hơn
Nên kiêng cả những đồ nếp vì khiến cho người có vết thương hở dễ bị đau hơn

Nên ăn gì để vết thương hở nhanh lành?

Những người có vết thương hở cần một chế độ dinh dưỡng nhiều chất. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các thực phẩm nên ăn gồm thịt, cá, lươn, các loại đậu,… Những thực phẩm này sẽ giúp kích thích tạo tế bào mới và làm cho vết thương nhanh lành.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung trong chế độ ăn uống các thực phẩm giàu axit folic, sắt, vitamin B12,…như gan, các loại rau xanh đậm, các loại trái cây để đẩy nhanh quá trình tạo máu. Máu sẽ giúp vận chuyển vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết đến các mô đang tổn thương. Đặc biệt, khi cơ thể được cung cấp đủ chất cũng sẽ tăng sức đề kháng, hạn chế các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vết thương.

Vết thương hở lành trải qua mấy giai đoạn?

Quá trình làm lành vết thương hở trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn viêm: Các mạch máu tại vị trí bị thương sẽ thắt lại để tránh mất máu. Tiểu cầu sẽ liên kết tạo thành cục máu đông. Khi này, mạch máu sẽ được mở rộng để lượng máu đến vết thương tối đa. Các tế bào bạch cầu được vận chuyển đến để hạn chế vi khuẩn xâm nhập và giúp tế bào da nhân lên làm liền vết thương.

Giai đoạn nguyên bào sợi: Các sợi protein và collagen sẽ bắt đầu phát triển ở bên trong vết thương.  Các cạnh của vết thương sẽ được kích thích co lại. Các mạch máu nhỏ bắt đầu hình thành tại vị trí vết thương để đảm bảo nguồn cung cấp máu cho các tế bào mới.

Giai đoạn tái tạo: Lượng collagen sẽ được bổ sung liên tục để làm lành và mờ dần vết thương hở.

Cách chăm sóc vết thương hở khoa học

Để giúp vết thương nhanh lành và hạn chế vấn đề viêm nhiễm, bạn nên thực hiện chăm sóc vết thương như sau:

Rửa tay

Trước khi sơ cứu vết thương hở, bạn nên vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng. Bạn có thể sử dụng găng tay cao su một lần để tiếp xúc với vết thương.

Cầm máu

Trước tiên, bạn cần cầm máu cho vết thương. Bạn sử dụng băng gạc hoặc một miếng vải sạch mỏng đắp lên vết thương rồi dùng lực ép chặt để cầm máu. Nếu bạn không có băng gạc hoặc vải, thì bạn có thể dùng bàn tay ép vào vết thương. Bạn nên nâng vị trí bị thương lên cao hơn tim để giảm áp lực máu đến.

Làm sạch vết thương

Bạn sử dụng nước sạch hoặc nước muối loãng để lau sạch bụi bẩn, máu bám trên vết thương. Bạn nên lau nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương thêm cho vết thương.

Trong trường hợp vết thương được gây ra do dị vật, thì bạn không nên tự ý rút dị vật ra. Bạn nên quấn vải quanh dị vật rồi đưa người bị thương đến cơ sở y tế để xử lý.

Bạn không nên dùng cồn hoặc oxy già để vệ sinh vết thương. Bởi những loại nước này có thể sẽ làm mất đi tiểu cầu, bạch cầu hoặc các mô mới. Điều này sẽ vô tình làm cho vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng.

Thoa kháng sinh

Để bảo vệ vết thương hở tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm kháng sinh dạng kem hoặc mỡ bôi một lớp mỏng lên vết thương. Bạn không nên sử dụng kháng sinh dạng bột rắc lên vết thương. Bởi việc này sẽ khiến cho vết thương chậm lành và khó nhận được dưỡng chất, do bột kháng sinh sẽ tạo thành lớp vỏ khô lại bám bên ngoài.

Băng vết thương

Sau khi đã thoa thuốc, bạn nên băng vết thương lại để đảm bảo vệ sinh. Song bạn không nên buộc quá chặt làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến vết thương.

Thay băng

Khi băng bị ướt hoặc đã bẩn thì bạn nên thay mới để tránh vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất, trong 2 ngày đầu, bạn nên rửa và bôi lại kháng sinh.

Quan sát các bất thường

Nếu chăm sóc vết thương hở ở nhà, bạn nên để ý đến các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, đau nhức, có mủ, sốt, lâu lành,… Thì bạn nên đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và khắc phục.

Cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt với các vết thương hở tránh bị nhiễm trùng, lâu lành
Cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt với các vết thương hở tránh bị nhiễm trùng, lâu lành

Lưu ý khi chăm sóc vết thương hở

Để vết thương nhanh chóng lành và đảm bảo được tính thẩm mỹ, bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau khi tự chăm sóc vết thương.

  • Ăn uống: Đảm bảo một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, tránh các thực phẩm khiến vết thương lâu lành, để lại sẹo lồi, sẹo thâm.
  • Hạn chế vận động: Việc vận động mạnh hoặc liên tục có thể khiến vết thương bị bung, chảy máu,… Do đó, khi vết thương chưa lành, bạn nên hạn chế vận động.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Ăn ngủ đúng giờ giấc cũng là cách giúp vết  thương hở nhanh lành. Bởi cơ thể lúc này mọi quá trình trao đổi chất và hoạt động được diễn ra rất tốt.
  • Vệ sinh và chăm sóc vết thương cẩn thận: Để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng, hoại tử,..của vết thương. Bạn nên thực hiện vệ sinh và chăm sóc vết thương hở thật cẩn thận. Bạn có thể thực hiện theo các bước chăm sóc ở trên hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết khi chăm sóc vết thương hở. Như vậy câu hỏi vết thương hở có nên ăn trứng không đã được trả lời rất cụ thể và hoàn chỉnh. Với những kiến thức của bài viết chia sẻ, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi chăm sóc vết thương hở và vết thương của bạn cũng mau liền lại.

Share This Post