Trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều có sao không?

Nhiều mẹ tỏ ra lo lắng và muộn phiền khi trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều. Vậy vấn đề này có thực sự đáng lo và các mẹ cần phải làm gì để khắc phục? Bài viết sau đây sẽ mách các mẹ bí quyết giúp tháo gỡ vấn đề lo âu này nhé.

Lý do trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều

Ngay khi bé xuất hiện tình trạng ngủ nhiều ít bú, mẹ nên xem xét các nguyên nhân có thể khiến bé gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân để mẹ tham khảo

  • Bé mệt mỏi: Nếu bé đang bú bình thường nhưng đột nhiên bé bú ít và ngủ nhiều, thì có thể bé đang bị mệt mỏi. Sức khỏe của bé đang gặp phải bất thường gì đó. Bé có thể gặp các vấn đề về đường hô hấp hoặc tiêu hóa.  Những vấn đề sức khỏe đang gặp phải sẽ khiến bé có cảm giác chán ăn, người mệt mỏi nên muốn ngủ nhiều.
  • Hệ tiêu hóa kém: Khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dung nạp sữa của bé. Nếu chức năng của hệ tiêu hóa kém, trẻ sẽ bú ít và trở nên biếng ăn. Vấn đề tiêu hóa bé đang gặp phải có thể rối loạn tiêu hóa, rối loạn khuẩn đường ruột, đau dạ dày,… Thông thường các vấn đề về tiêu hóa sẽ đi kèm với một số triệu chứng như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Có một số loại thuốc kháng sinh sử dụng sẽ có tác dụng phụ. Đây chính là một nguyên nhân khiến trẻ bó ít ngủ nhiều. Vì vậy, mẹ có thể xem xét để xác định rõ nguyên nhân.
  • Cho trẻ bú sai tư thế: Với nhiều mẹ vẫn chưa biết cách cho trẻ sơ sinh bú, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Nếu mẹ cho bé bú sai tư thế, sữa mẹ không ra đều hoặc bé cảm thấy khó chịu trong khi bú sẽ khiến bé bú ít, thậm chí là bỏ bú.
  • Trẻ bị nấm lưỡi: Trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều có thể là do bé bị nấm lưỡi. Khi bé bị nấm lưỡi, vị giác của bé sẽ không còn nhanh nhạy, bé có thể sẽ cảm thấy đau khi bú. Vì vậy, bé sẽ bú ít dần,nặng hơn bé có thể bỏ bú.
  • Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển: Trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ phát triển rất mạnh. Chắc nhiều mẹ cũng biết, trẻ phát triển nhiều nhất là khi ngủ. Và tất nhiên khi trẻ ngủ nhiều, chứng tỏ trẻ đang phát triển rất tốt. Việc trẻ ngủ nhiều, ít ăn là điều bình thường trong giai đoạn này.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều mà chúng ta cần phải tìm ra
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều mà chúng ta cần phải tìm ra
  • Trẻ đang mọc răng: Nếu bé mọc răng, thì bé sẽ có xu hướng ăn ít đi. Nếu bé bú ít và có thêm các dấu hiệu khó chịu, sốt,…, thì mẹ có thể kiểm tra nướu xem bé có đang mọc răng hay không.
  • Trẻ nóng quá: Thân nhiệt của trẻ luôn cao hơn người lớn. Nếu nhiệt độ phòng ngủ quá nóng sẽ khiến trẻ bị nóng sinh mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy,trẻ thường sẽ ngủ nhiều hơn và ít bú đi.
  • Trẻ đang bị sốt: Hầu hết trẻ khi bị sốt, cơ thể sẽ rất mệt mỏi. Do đó, trẻ thường sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn là bú hoặc ăn. Đây cũng là một nguyên nhân khá quen thuộc.
  • Trẻ sơ sinh bị phân tâm: Từ 3 tháng tuổi trở đi, khi trẻ đã nhận biết được nhiều thứ hơn, trẻ sẽ thường hứng thú với việc tìm hiểu và khám phá mọi thứ. Chính điều này sẽ khiến trẻ ngủ nhiều hơn bú. Không còn tập trung bú như trước đây.
  • Trẻ muốn ăn đồ ăn đặc: Một số trẻ mặc dù chưa đến tuổi ăn dặm nhưng lại thích ăn những đồ ăn đặc. Biểu hiện của trẻ lúc đó là nhìn chăm chú khi thấy người lớn ăn, bú ít. Mẹ có thể chú ý đến biểu hiện của trẻ để xác định rõ nguyên nhân.
  • Trẻ vừa tiêm phòng: Đây là một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều. Khi tiêm vacxin, hoạt động bên trong cơ thể của bé sẽ bị xáo trộn. Quá trình này sẽ làm cơ thể trẻ bị tiêu hao năng lượng. Chính điều này đã khiến cho cơ thể bé bị mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn.
  • Trẻ bị hạ đường huyết: Trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều thì rất có thể đường huyết của trẻ bị hạ. Dấu hiệu đi kèm với ngủ nhiều, bú ít đó là da nhợt nhạt, tim đập nhanh, thân nhiệt giảm, tay chân lạnh,…
  • Trẻ bị bệnh: Nếu như trẻ bú ít không phải do các nguyên nhân kể trên, thì rất có thể trẻ đang bị bệnh. Trẻ có thể bị nhiễm virus nên sinh mệt mỏi, biếng ăn. Ngoài ra, một số trẻ có thể bị viêm màng não nên có triệu chứng như vậy. Mặc dù, nguyên nhân này không quá phổ biến, nhưng mẹ cũng nên xem xét.
Nếu trẻ bú quá ít sẽ không đảm bảo cho sự phát triển của bé
Nếu trẻ bú quá ít sẽ không đảm bảo cho sự phát triển của bé

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh phát triển theo từng giai đoạn. Với mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có những hoạt động và thói quen sinh hoạt riêng.

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sẽ chỉ ăn và ngủ. Giấc ngủ lúc này quan trọng vô cùng. Bởi khi ngủ, não của trẻ sẽ tiết ra rất nhiều hormone tăng trưởng. Nhờ đó mà bé sẽ phát triển tốt hơn khi ngủ nhiều.

Ngoài ra, ngủ nhiều còn giúp hệ thống miễn dịch của trẻ được tăng cường. Trẻ sẽ ít bị ốm và hạn chế được vi khuẩn xâm nhập.

Thông thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ 16 – 18 tiếng/ ngày. So với người lớn, thì thời gian ngủ này là quá nhiều. Nhưng với trẻ sơ sinh thì là một nhu cầu bình thường. Nếu bé đói, bé sẽ tự thức dậy và đòi bú. Với bé bú hoàn toàn sữa mẹ, thì sau 2 – 3 tiếng bé sẽ đòi bú lại. Còn với trẻ sử dụng sữa công thức, thời gian đòi bú sẽ dài hơn.

Do đó, nếu trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều trong khoảng thời gian kể trên, thì mẹ không phải lo lắng. Thời gian ngủ của trẻ hoàn toàn bình thường, không quá nhiều như mẹ vẫn nghĩ.

Trẻ ngủ nhiều lúc nào mẹ cần lo?

Nếu như trẻ ngủ nhiều hơn 18 tiếng, ngủ li bì và không thức dậy đòi bú sau 2 – 3 tiếng, thì mẹ nên tìm cách can thiệp. Bởi nếu để trẻ sơ sinh tiếp tục ngủ như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và cách khắc phục. Và tất nhiên, mẹ đã loại trừ những nguyên nhân khiến trẻ đột nhiên bú ít ngủ nhiều đã liệt kê ở trên.

Nếu trẻ ngủ li bì quá 16 tiếng thì cần đặc biệt chú ý, cho trẻ đi khám nếu cần thiết
Nếu trẻ ngủ li bì quá 16 tiếng thì cần đặc biệt chú ý, cho trẻ đi khám nếu cần thiết

Có nên đánh thức trẻ dậy để bú?

Trẻ ngủ nhiều giờ hơn và ăn ít hơn so với bảng tiêu chuẩn, thì mẹ nên can thiệp. Lúc này, mẹ nên tìm cách đáng thức bé dậy để cho bé bú. Điều này cũng sẽ giúp mẹ cân bằng lại giấc ngủ cho bé.

Mỗi trẻ có một quá trình phát triển và giờ giấc sinh hoạt riêng. Vì vậy, mẹ không nên lấy giờ giấc sinh học của một trẻ sơ sinh khác làm tiêu chí để so sánh. Mọi sự so sánh chỉ dựa trên khoa học và thông tin từ bác sĩ chuyên khoa. Nhờ đó mà mẹ sẽ chăm sóc bé tốt, nhàn và hiệu quả hơn.

Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều nên làm gì?

Khi trẻ đã ngủ quá lâu, mẹ nên đánh thức trẻ dậy để bú. Nhưng làm cách nào để đánh thức trẻ? Các mẹ nên thực hiện các biện pháp nhẹ nhàng, để tránh khiến bé cảm thấy khó chịu hoặc bị giật mình. Một số cách cho ba mẹ áp dụng như sau:

Cho bé bú khi bé đang ngủ

Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và tránh bé đói quá, mẹ có thể cho bé bú ngay khi bé đang ngủ. Mẹ hoàn toàn có thể đặt ti vào miệng trẻ, theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ mút và dần dần tỉnh ngủ để bú.

Tháo bớt khăn quấn trẻ

Bé sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn khi được ủ trong chăn ấm. Để đánh thức trẻ, bạn nên tháo bớt chăn, khăn quấn, tã lót (nếu có) ra. Khi này, trẻ sẽ tỉnh giấc từ từ và đòi bú.

Chạm nhẹ vào trẻ

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cần một hành động chạm nhẹ cũng sẽ khiến bé tỉnh giấc. Mẹ có thể lấy tay chạm vào má, tay hoặc người để đánh thứ bé. Bạn cũng có thể hôn vào má bé cũng được.

Lau người cho trẻ

Để đánh thức trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều, mẹ có thể lau người cho trẻ. Mẹ lấy khăn mềm, thấm nước ấm và lau tay, chân, mặt để giúp bé thức giấc.

Đó là một số cách cải thiện tình trạng trẻ bú ít ngủ nhiều. Những cách này chỉ áp dụng đối với các trường hợp do nguyên nhân thông thường. Còn với những trường hợp do bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe khác, thì mẹ nên làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trên thực tế, nhiều mẹ vẫn chưa biết được trẻ ngủ nhiều là bao nhiêu giờ nên nhầm lẫn và đưa ra kết luận là trẻ ngủ nhiều. Do đó, để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn, mẹ cần nắm chắc các kiến thức và thông tin.

Mong rằng với những chia sẻ của bài viết, ba mẹ không còn quá lo lắng về vấn đề trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều. Chúc mẹ và bé có một hành trình đồng hành vui vẻ, hạnh phúc.

Share This Post