Những tuần thai quan trọng cần siêu âm Bà Bầu nên biết

Những tuần thai quan trọng cần siêu âm Bà Bầu nên biết

Trong suốt thai kỳ sức khỏe của mẹ và thai nhi luôn phải được đảm bảo. Siêu âm là cách giúp bạn chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất. Đồng thời, việc này cũng giúp bạn hạn chế những điều không hay có thể xảy ra. Vậy những tuần thai quan trọng cần siêu âm bạn đã biết hay chưa? Nếu chưa, thì hãy đọc ngay bài viết sau:

Khám thai tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ

Đây là cột mốc đầu tiên trong quá trình mang thai. Ở thời điểm này, bạn sẽ siêu âm để xác định xem mình có mang thai hay không.

Bác sĩ sẽ kiểm tra xem có phôi thai hay không, phôi thai đã làm tổ chưa,… Thông thường trong giai đoạn này, trứng sau khi thụ tinh đã đi vào tử cung và đang bắt đầu hình thành phôi thai. Một số trường hợp đã nghe thấy tim thai.

Ở giai đoạn khám thai này, bác sĩ sẽ dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của bạn để tính tuổi của thai nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất. Ngoài ra, bác sĩ sẽ lưu ý bạn về thời gian siêu âm thai tiếp theo.

Tuần đầu thai kì cần siêu âm để xác định tình trạng mang thai và thai nhi đã làm tổ ổn định trong tử cung hay chưa
Tuần đầu thai kì cần siêu âm để xác định tình trạng mang thai và thai nhi đã làm tổ ổn định trong tử cung hay chưa

Tuần thứ 8 – Một trong những tuần thai quan trọng cần siêu âm

Nếu như trong giai đoạn tuần thứ  5 – 6 thai nhi vẫn chưa có tim thai thì bạn cần siêu âm lại vào tuần thứ 8 để kiểm tra tim thai. Trong tuần siêu âm này, bạn sẽ nhìn thấy rõ phôi thai và nghe được rất rõ tiếng tim thai đập. Đây là mộ trong những Tuần thai quan trọng cần siêu âm.

Siêu âm thai tuần thứ 11 – 13

Đây là một cột mốc siêu âm rất quan trọng. Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm Double Test để tầm soát sớm những dị tật có thể gặp phải ở thai nhi như hội chứng Patau, hội chứng Edwards,…

Ngoài ra, bác sĩ còn siêu âm đo độ mờ da gáy, xác định nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi. Bên cạnh đó, bạn sẽ được xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,  đo chỉ số xung động mạch tử cung, kiểm tra các bất thường của thai nhi,…

Với những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ khuyên bạn xé nghiệm NIPT (xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn) hoặc sinh thiết gai nhau.

Siêu âm giai đoạn tuần thứ 16 – 20

Thời gian khám thai này sẽ giúp bạn kiểm tra lượng nước ối, quá trình phát triển của thai nhi. Giai đoạn từ tuần 15 – 18, bạn sẽ được chỉ định làm Triple Test để sàng lọc các bất thường ở ống thần kinh hoặc nhiễm sắc thể của thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ còn khám hội chẩn tiền sản và những bất thường có thể xảy ra trong quá trình mang thai cho thai phụ. Mũi vắc xin uốn ván đầu tiên cũng sẽ được tiêm vào giai đoạn này.

Khám thai tuần thứ 24 – 28

Bác sĩ siêu âm sẽ kiểm tra tình trạng nước ối, nhau thai và sức khỏe của thai phụ, thai nhi. Ở giai đoạn tuần thứ 24 – 28, bạn có thể thực hiện siêu âm 4D, 5D để tầm soát những bất thường của thai nhi. Trong những tuần thai này, bạn sẽ được chỉ định kiểm tra tiểu đường thai kỳ.

Nếu đã tiêm mũi vắc xin uốn ván đầu tiên, ở giai đoạn này bạn tiêm tiếp mũi 2 uốn ván. Nhớ tiêm cách mũi đầu ít nhất 1 tháng.

Siêu âm thai kỳ tuần thứ 32 – 36

Đây là giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong những tuần thai quan trọng cần siêu âm, 3 tháng cuối bạn không nên bỏ. Bởi những kết quả siêu âm lúc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh nở sau này của bạn.

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra ngôi thai của thai nhi, kiểm tra tử cung cho thai phụ. Thai phụ cũng sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra, bạn có thể được tư vấn xét nghiệm Non-stress để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Siêu âm thai định kì theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi
Siêu âm thai định kì theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Siêu âm tuần thứ 36 – 40

Trong giai đoạn mang thai tuần thứ 36 đến 40, bạn nên thực hiện siêu âm thai 1 tuần 1 lần.  Ở thời điểm này, bác sĩ sẽ thự hiện kiểm tra ngôi thai, đánh giá khung xương chậu và tư vấn cho thai phụ về phương pháp sinh an toàn nhất cho mẹ và bé.

Trong giai đoạn này, nếu thai phụ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Đặc biệt, thai phụ nên chăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho thật tốt.

Trong tất cả các cột mốc siêu âm, bác sĩ sẽ đều thực hiện kiểm tra cân nặng, huyết áp của thai phụ, cân nặng, tuần tuổi của thai nhi và tim thai.

Có nên siêu âm thường xuyên hay không?

Siêu âm là cách giúp kiểm tra, đánh giá sức khỏe của mẹ, quá trình phát triển và sức khỏe của thai nhi. Một số mẹ mong ngóng gặp con nên thường xuyên đi siêu âm.

Nhưng theo chia sẻ của chuyên gia, bạn chỉ nên thực hiện siêu âm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhớ đi khám thai vào những cột mốc quan trọng. Bạn không nên lạm dụng siêu âm quá nhiều. Bởi nhiệt siêu âm chiếu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, siêu âm quá nhiều còn gây tốn kém chi phí và thời gian.

Sự phát triển và sức khỏe của thai nhi bị chi phối rất nhiều bởi chế độ dinh dưỡng, sức khỏe của thai phụ. Chính vì vậy, bạn cần chú ý trong chăm sóc sức khỏe và khám thai theo định kỳ để đảm bảo cho thai nhi có một sức khỏe tốt nhất.

Trên đây là những tuần thai quan trọng cần siêu âm. Những cột mốc khám thai này chỉ áp dụng cho thai phụ mang thai theo phương pháp tự nhiên. Còn với những thai phụ mang thai theo phương pháp nhân tạo, thì bạn nên thực hiện siêu âm và khám thai theo chỉ dẫn của bác sĩ phụ trách. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được một thể trạng khỏe mạnh nhất trong suốt thai kỳ. Nhờ đó mà đứa trẻ sinh ra cũng khỏe mạnh và sau này sẽ ít ốm đau, bệnh tật hơn rất nhiều.

Share This Post