Sinh con và làm mẹ là những thiên chức tuyệt vời của người phụ nữ. Trong giai đoạn mang bầu và sau sinh thì họ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm bổ sung các chất thiết yếu cho cả mẹ và con. Nhất là trong những tháng đầu sau sinh chế độ ăn của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé thông qua nguồn sữa mẹ. Trước đây các cụ rất coi trọng việc kiêng cữ cho bà đẻ ví dụ như không tắm trong tháng, tránh gió, kiêng ăn một số loại thực phẩm… dựa vào kinh nghiệm được đúc rút qua nhiều đời. Nhưng kiêng về vấn đề ăn uống khiến cho các chị em gặp phải nhiều khó khăn như thiếu dưỡng chất, ăn không ngon miệng. Để giải đáp sinh em bé được 2 tháng nên ăn gì, các chuyên gia dinh dưỡng đã làm rất rõ trong bài viết dưới đây:
Mục lục:
Sau sinh em bé 2 tháng các bà mẹ cần quan tâm đến những vấn đề gì?
Người ta thường ví sinh con cũng giống như một lần người phụ nữ phải bước qua cửa tử bởi vì sự nguy hiểm của nó. Trong những tháng đầu sau sinh thì chế độ dinh dưỡng cho bà đẻ là vô cùng quan trọng. Bởi các chất dinh dưỡng từ thực phẩm sẽ được chuyển hóa thành những tinh túy cùng với sữa mẹ để nuôi dưỡng em bé. Hơn nữa các chất này cũng góp phần giúp mẹ phục hồi cơ thể. Sức khỏe của người mẹ sau sinh sẽ được thể hiện qua những vấn đề sau:
Sự co hồi của tử cung
Trong quá trình mang thai đến tháng thứ thì kích thước tử cung có thể tăng gấp 10 lần so với ban đầu. Hiện tượng sinh lý sau sinh đó chính là cơ tử cung co hồi để trở lại kích thước như cũ. Khi co bóp thì phần dưới sẽ xuất hiện những cơn đau. Đây là hiện tượng bình thường nên các bà mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Các chị em có thể vận động nhẹ nhàng và tích cực cho bé bú để kích thích tăng cường sự co hồi của tử cung.
Sản dịch sau sinh
Bình thường sau sinh thì người phụ nữ vẫn sẽ bị ra sản dich, trung bình chỉ kéo dài từ 4-6 tuần và không quá 2 tháng. Bản chất của nó chính là máu và các mô niêm mạc tử cung chưa bong ra hết sau khi sinh. Đầu tiên phần sản dịch này sẽ có màu đỏ hoặc nâu cùng với các cục máu đông sau đó màu sẽ nhạt dần. Nó cũng giống như máu kinh hàng tháng nên có thể dùng băng vệ sinh để thấm như bình thường. Nếu như máu đỏ ra nhiều và kéo dài một cách bất thường thì phải đi khám kiểm tra lại sớm.
Vết khâu tầng sinh môn hoặc sinh mổ
Để thuận lợi trong quá trình sinh thường thì các bác sĩ sẽ phải rạch một đường ở tầng sinh môn vị trí 6-7h. Sau khi sinh thì bác sĩ sẽ khâu lại. Khi rạch hoặc khâu có sử dụng thuốc tê nên các mẹ chưa thấy đau. Nhưng sau khi hết tác dụng của thuốc thì các mẹ chắc chắn thấy đau và hơi bất tiện. Đau chỉ kéo dài khoảng 1 tuần và phải mất đến cả tháng sau cảm giác co kéo cơ bên phần dưới mới hết. Các mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ tầng sinh môn để tránh nhiễm trùng. Còn với các mẹ mổ đẻ thì tầng sinh môn không bị ảnh hưởng nhưng đau tại vết mổ thì thời gian bình phục sẽ lâu hơn.
Tóc rụng
Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh sẽ dẫn đến tình trạng tóc bị khô yếu, dễ gãy rụng. Có thể nói đây là một vấn đề khá đau đầu đối với các bà mẹ sau sinh. Một nguyên nhân khác nữa cũng phải kể đến là do thiếu chất dinh dưỡng. Tình trạng này sẽ được cải thiện một cách từ từ sau một thời gian và khi cơ thể được cung cấp đấy đủ các chất thông qua chế độ ăn.
Các vấn đề về bầu ngực và sữa
Trong suốt thời gian cho con bú các bà mẹ bỉm sữa có thể gặp phải một trong những tình trạng dưới đây:
- Viêm tuyến sữa: Sữa tiết ra bị đọng lại trong các tuyến sữa, trong môi trường yếm khí là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm. Biểu hiện: Bầu ngực cương cứng kèm theo những cơn đau. Có thể có sốt. Cần phải đi khám để được điều trị sớm.
- Tắc tia sữa: Đây là tình trạng khá thường gặp ở rất nhiều bà mẹ đang cho con bú. Có thể kiểm tra tình trạng này bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vào đầu vú. Khi thấy sữa bắn ra thành tia không bị tắc thì là bình thường còn nếu không thành tia, nhỏ giọt và ít kèm theo đau thì có thể bạn đang gặp tình trạng tắc tia sữa. Nếu không xử trí để một thời gian sẽ gây viêm, abces…
- Nứt đầu vú: Là do em bé chỉ ngậm đầu vú hoặc ngậm trong thời gian dài có thể gây ra nứt đầu vú khiến người mẹ cảm thấy đau đớn. Hãy điều chỉnh cách ngậm vú của bé để hạn chế được tình trạng này.
Da sạm thâm và nổi mụn
Nguyên nhân của tình trạng da sạm thâm và nổi mụn cũng bắt nguồn từ sự thay đổi của nội tiết tố. Điều này gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý chị em, đối tượng rất coi trọng vẻ bề ngoài của mình. Bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường sản xuất nội tiết tố nữ có thể ngăn ngừa tình trạng này, cải thiện làn da trong suốt quá trình cho con bú.
Nhóm thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh em bé được 2 tháng
Việc cân bằng dinh dưỡng cho bà đẻ sau sinh 2 tháng là một bầu trời rắc rối. Bởi vì phải cân đối giữa cả sở thích lẫn việc bổ sung các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ và hồi phục của mẹ. Dưới đây là 6 nhóm thực phẩm tốt cho bà mẹ đang nuôi con ở tháng thứ 2 gồm có:
Nhóm tinh bột và ngũ cốc nguyên hạt
Hai loại thực phẩm này bổ sung nguồn protein, vitamin, sắt và các loại khoáng chất cần thiết và đặc biệt là chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của cả hai mẹ con. Có thể nói đây là nhóm thực phẩm các mẹ nên trong những tháng đầu tiên sau sinh. Chúng sẽ giúp bổ sung năng lượng cho mẹ, thanh lọc cơ thể và tăng cường sự điều tiết sữa.
Nhóm rau củ và trái cây
Kể đến nhóm thực phẩm tốt cho mẹ và bé không thể không kể đến đó là rau củ và trái cây. Nhóm này rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa và giảm tình trạng táo bón cho cả hai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng sinh em bé được 2 tháng nên ăn gì thì không thể bỏ qua đó là rau củ và trái cây.
Nhóm thực phẩm giàu protein
Trước đây các phụ nữ sau sinh thường kiêng khem với chế độ khắt khe hơn rất nhiều. Thường thì đó là những kinh nghiệm người xưa để lại. Nhưng ngày nay dựa vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì việc kiêng như vậy là không cần thiết vì sẽ khiến cả mẹ và con thiếu dinh dưỡng. Thay vào đó họ khuyên rằng nên bổ sung càng nhiều hơn và đa dạng hơn các chất trong đó có nhóm thực phẩm giàu protein như đậu, thịt nạc, trứng, hải sản. Không chỉ vậy thời điểm này các mẹ cũng cần ăn nhiều protein để cơ thể phục hồi tốt, bổ sung lượng máu đã bị mất sau sinh.
Nhóm thực phẩm giàu calci
Thực phẩm giàu calci cũng là nhóm dinh dưỡng thiết yếu mà sau sinh các mẹ cần bổ sung. Chất này sẽ giúp tăng cường sức khỏe của hệ răng và xương của người mẹ. Và hơn thể nữa bổ sung calci cho mẹ cũng là cách gián tiếp bổ sung cho em bé. Bởi các chất dinh dưỡng của mẹ sẽ thông qua những giọt sữa mát lành mà đi vào trong cơ thể trẻ sơ sinh. Từ đó hỗ trợ và hoàn thiện hơn sự phát triển của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể trẻ. Những thực phẩm giàu calci gồm có cá, hải sản có vỏ cứng, các loại đậu, sữa…
Nhóm thực phẩm giàu sắt
Sắt là một chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo nên hồng cầu của cơ thể. Hầu hết cơ thể người mẹ sau sinh đều có biểu hiện của sự thiếu máu. Vậy nên việc bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm giúp tăng cường việc tạo máu là điều vô cùng cần thiết. Nhóm thực phẩm giàu chất sắt đó là các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu phụ…Các mẹ nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm này vào trong thực đơn hàng ngày để đem lại lợi ích tích cực cho sức khỏe sau khi sinh em bé.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Nhóm sữa công thức trong thành phần có chứa đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết. Có hẳn loại sữa được nghiên cứ và sản xuất dành riêng cho các bà mẹ sử dụng trong thời gian đang nuôi con bởi nguồn chất trong đó dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Nhất là các sữa giàu calci và vitamin D giúp các bà mẹ chắc xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và gián tiếp giúp bé yêu phát triển hoàn thiện khung xương của cơ thể.
Sinh em bé được 2 tháng nên ăn gì để lợi sữa
Điều lo lắng nhất của hầu hết các bà mẹ khi nuôi con bằng sữa đó là tình trạng mất sữa, thiếu sữa và không đủ sữa để nuôi con. Các nhà khoa học đã chứng minh “sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Bởi vì trong sữa mẹ rất giàu thành phần dinh dưỡng cũng như các chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ. Bởi vậy ăn gì để lợi sữa, có nhiều sữa cho bé bú là điều mà các bà mẹ rất quan tâm. Dưới đây là các thực phẩm có tác dụng kích thích tiết sữa, tốt cho bà mẹ:
- Yến mạch: Trong thực phẩm này có chứa nhiều Saponin. Chất này được biết đến là mang tới tác dụng kích thích mạnh mẽ tới một loại hormon kích thích tiết sữa của người phụ nữ. Ăn yến mạch khi đang cho con bú sẽ giúp các mẹ gọi được nhiều sữa về, ngăn ngừa tình trạng thiếu sữa một cách tự nhiên, an toàn.
- Quả mơ: Trong quả mơ có chất Tryptophan có tác dụng tăng Prolactin một cách tự nhiên nhằm kích thích các tuyến sữa hoạt động tốt nhất, tăng tiết sữa. Các vitamin cùng dưỡng chất khác có trong quả mơ cũng nâng cao chất lượng sữa mẹ.
- Cỏ linh lăng: Đây là một vị thuốc nam được biết đến có tác dụng lợi sữa rất tốt. Kinh nghiệm của các cụ đó là lấy lá linh lăng đen về đun uống thay nước lọc bình thường sẽ tăng tiết sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú.
- Măng tây: Là một loại rau khá đặc trưng bởi vị đắng nên không phải ai cũng ăn được nó. Nhưng đây là thực phẩm tốt cho sữa mà các mẹ nên sử dụng.
- Thì là: Mặc dù chỉ là một cây rau gia vị đơn giản nhưng nếu bạn biết sử dụng đúng cách thì tác dụng lợi sữa của nó sẽ không kém những thực phẩm đã được kể trên.
- Đu đủ xanh: Thực phẩm này từ lâu đã được biết đến là giúp kích thích sữa cho các bà mẹ đang nuôi con bú. Món đu đủ xanh hầm chân giò được rất nhiều người sử dụng ăn 1-2 lần/ tuần thì chỉ sau một thời gian ngắn sẽ gọi được sữa về dồi dào.
- Uống nước đầy đủ: Nước là thành phần không thể thiếu làm nguyên liệu để sản xuất sữa. Bởi vậy các mẹ cần uống nhiều nước mỗi ngày thì sữa mới nhiều được.
Sau sinh kiêng ăn gì thì tốt cho các bà mẹ
Một số loại thực phẩm được nhận xét là không tốt cho phụ nữ đang cho con bú và có nguy cơ làm mất sữa mà mọi người nên biết:
- Lá lốt: Loại lá đặc biệt này nếu mẹ nào ăn nhiều khi đang cho con bú thì sữa sẽ dần mất thậm chí là mất hẳn. Điều này được khẳng định bằng việc nhiều bà mẹ cai sữa chi con bằng cách uống nước lá lốt liên tục trong vài ngày.
- Bạc Hà là một loại rau gia vị quen thuộc. Với phụ nữ đang cho con bú thì nó được xếp vào nhóm khi dùng ở liều cao sẽ gây ra tình trạng giảm tiết sữa. Thực tế thì nếu chỉ ăn một lượng ít rau bạc hà nó sẽ không quá ảnh hưởng nhưng ăn với lượng nhiều thì chắc chắn sẽ mất sữa.
- Rau mùi tả: Cũng tương tự như bạc hà thì rau mùi ta khi ăn nhiều sẽ gây mất sữa. Để đảm bảo có sữa đầy đủ cho bé bú thì tốt nhất các mẹ nên tránh có nó trong các món ăn hàng ngày.
- Măng: mặc dù đây là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon nhưng nó quả thực là thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Nhất là đối với người đang cho con bú thì tốt nhất không nên ăn măng.
- Socola: Nhiều mẹ đồn nhau rằng ăn socola sẽ kích thích tiết sữa nhưng đây là một sai lầm do trong đó có chứa chất caffein gây căng thẳng cho người dùng. Nhất là nó sẽ qua sữa mẹ mà vào cơ thể bé. Nhiều bé có thể bị đầy bụng, chướng hơi khi mẹ ăn socola. Bởi vậy các mẹ nên cân nhắc và hạn chế việc sử dụng.
- Rau muống: Là một nguyên liệu quen thuộc nhưng với những người sinh mổ họăc vết thương tầng sinh môn chưa ổn định thì không nên ăn vì nó sẽ thúc đẩy sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ.
- Nước đá: Kể cả vào mùa hè thì các mẹ cũng nên hạn chế việc sử dụng nước đá. Vì trong thời kì này cơ thể người mẹ khác nhạy cảm, rất dễ nhiễm lạnh. Uống nước đá nhiều gây bệnh cảm, viên họng, ho sẽ gây ảnh hưởng cho em bé.
- Đồ uống có gas, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng là các nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe của mọi người nên mẹ bỉm sữa càng cần phải kiêng.
Gợi ý thực đơn trong 7 ngày cho sản phụ ăn mà ngon mà không “ngán”
Dưới đây là gợi ý thực đơn trong vòng 7 ngày cho các mẹ. Không bữa nào trùng bữa nào, đảm bảo không ngán, ăn ngon miệng mà vẫn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và bé:
Thực đơn ngày thứ nhất:
- Buổi sáng: Cháo chim + kiwi.
- Buổi trưa: Cơm trắng+ thịt bò xào+ đậu bắp luộc+ cá hồi hấp+ quả việt quất.
- Buổi tối: Cơm trắng+ đậu phụ sốt cà chua, thịt lợn+ bí xanh luộc+ dưa hấu.
Thực đơn ngày thứ 2:
- Buổi sáng: Bánh canh cá rô.
- Buổi trưa: Cơm trắng+ củ cải luộc+ tôm kho thịt+ chuối+ sữa chua.
- Buổi tối: Cơm trắng+ trứng luộc+ chà bông thịt+ canh bí đao nấu tôm+ bưởi.
Thực đơn ngày thứ 3:
- Buổi sáng: phở.
- Buổi trưa: Cơm trắng+ canh rau ngót nấu tôm+ bí ngòi xào bò.
- Buổi tối: Cơm trắng+ tôm rang+ đậu hũ kho+ canh bí đao nấu+ dứa.
Thực đơn ngày thứ 4:
- Buổi sáng: cháo trứng muối.
- Buổi trưa: Cơm trắng+ thịt kho+ rau xào+ thanh long đỏ.
- Buổi tối: cơm trắng+ thịt luộc+ trứng luộc+ canh rau ngót.
Thực đơn ngày thứ 5:
- Buổi sáng: bún bò.
- Buổi trưa: Cơm trắng+ thịt gà kho gừng+ rau xào.
- Buổi tối: Cơm trắng+ giá xào+ tôm kho+ canh.
Thực đơn ngày thứ 6:
- Buổi sáng: Cháo gà+ dưa hấu.
- Buổi trưa: Cơm trắng+ cá kho+ rau củ luộc+ canh cải.
- Buổi tối: Cơm trắng+ xíu mại+ canh du đủ ninh giò+ dưa hấu.
Thực đơn ngày thứ 7:
- Buổi sáng: bún bò+ chuối
- Buổi trưa: Cơm trắng+ tôm rim thịt+ canh bồ câu hầm hạt sen đậu xanh+ dâu tây.
- Buổi tối: Cơm trắng+ canh khoai tây nấu xương+ thịt gà luộc+ chuối.
Trên đây là các loại thực phẩm trả lời cho thắc mắc sinh em bé được 2 tháng nên ăn gì. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết.